Roaming là gì? Quá trình Roaming xảy ra như thế nào?

Roaming là gì? Quá trình Roaming xảy ra như thế nào?

Roaming là gì? Quá trình Roaming xảy ra như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ cho ta thấy rõ được điều đó.

Roaming là gì?

Roaming là một hoạt động di chuyển của một client từ một AP này đến AP khác mà vẫn giữ được kết nối. Giống như việc bạn sử dụng một thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính...không nối dây và có thể kết nối liên tục khi đang di chuyển tự do trong một khu vực rộng hơn nhờ vào việc bao phủ của một điểm truy cập duy nhất.

Chắc chắn rằng máy trạm sẽ có cùng số kênh với điểm truy cập bao phủ khu vực đó khi đang sử dụng tính năng roaming. Muốn có kết nối xuyên suốt thì wifi phải bao gồm một loạt các tính năng khác nhau. Lúc đó mỗi nút và mỗi điểm truy cập phải luôn xác thực các thông điệp nhận được, các nút đó luôn giữ liên lạc với mạng không dây kể cả khi không truyền giữ liệu.

Quá trình Roaming xảy ra như thế nào?

Quá trình Roaming diễn ra được chia làm hai trường hợp là quá trình roaming layer 2 trong wireless và quá trình roaming layer 3 trong wireless. Hãy lần lượt thử tìm hiểu cụ thể về các quá trình như sau”

Quá trình roaming layer 2 trong wireless

Khi người dùng chuyển đến một AP khác nhưng vẫn trong VLAN đó thì lúc này Roaming layer 2 sẽ diễn ra. Vì vẫn giữ nguyên địa chỉ IP và tất cả mọi hoạt động truyền dữ liệu nên client không được thông báo chuyển vùng. Quy trình roaming layer 2 trong wireless còn được gọi là chuyển vùng nội bộ (intracontroller roaming) và mất ít hơn 10ms.

Client sẽ được gửi một yêu cầu để xác thực khi chuyển đến AP mới. Sau khi xác thực thì AP sẽ gửi đến bộ điều khiển, sau đó client sẽ được đăng ký chuyển vùng trong bộ điều khiển. Trên thực tế bạn sẽ không thấy điều này trong bộ điều khiển.

Giả sử có thêm một bộ điều khiển khác cũng ở trường hợp đó thì client sẽ liên kết với bộ điều khiển 1 ở VLAN10. Kết nối vẫn hoạt động khi chuyển vùng đến AP 3 được quản lý bởi bộ điều khiển 2.

Vùng điều khiển (intracontroller roaming) vẫn xảy ra vì khi một user chuyển vùng từ bộ điều khiển này đến bộ điều khiển khác nhưng cùng một VLAN và không xảy ra quá trình DHCP. Có nghĩa là hai bộ điều khiển này sẽ cấu hình cùng với một nhóm di động (mobility group) và trao đổi các lệnh tin với nhau. Quá trình này đều không thể thấy và xảy ra trong vòng 20ms. Lúc đó các cơ sở dữ liệu của bộ điều khiển 1 sẽ được chuyển qua cho bộ điều khiển 2.

Quá trình roaming layer 3 trong wireless

Cũng giống như roaming layer 2 là client chuyển vùng một cách trong suốt. Chỉ có khác ở roaming layer 3 là bạn sẽ làm việc với nhiều bộ điều khiển trên nhiều subnet khác nhau. Mặc dù các bộ điều khiển khác subnet nhưng user vẫn không thay đổi địa chỉ IP. Mà các tunnel của luồng dữ liệu trong các bộ điều khiển quay trở về bộ điều khiển gốc nên nó là một cấu hình smoke-and-mirrors.

Trong quá trình roaming layer 3 trong wireless thì có hai phương pháp đường hầm là đường hầm bất đối xứng và đường hầm đối xứng. Cụ thể là:

Đường hầm bất đối xứng

Khi một client chuyển vùng trong một vùng điều khiển thì các dữ liệu sẽ chuyển đến bộ điều khiển mới. Ở trường hợp chuyển vùng layer 3 không phải các dữ liệu sẽ chuyển đến bộ điều khiển mới mà là nó được sao chép đến bộ điều khiển ngoài. Lúc này ở bộ điều khiển ngoài sẽ được đánh dấu là Foreign. Sau đó Client sẽ chứng thực lại và rồi sẽ được cập nhập trong AP mới. Những địa chỉ IP sẽ không thay đổi và luôn trong suốt với User.

Khi một client gửi dữ liệu thì sẽ được đến một default gateway, nếu nó rời mạng con thì  sẽ tạo một con đường quay trở lại client. Có nghĩa là nếu bộ điều khiển 1 gửi dữ liệu đến bộ định tuyến 1 và sau đó đến máy chủ 1, lúc này máy chủ 1 trả lại qua bộ định tuyến 1 và sau đó về bộ điều khiển 1

Sau khi client chuyển vùng đến bộ điều khiển mới và một AP mới thì luồng dữ liệu trả về không được phân phối đến đúng bộ điều khiển. Chính vì vậy toàn bộ anchor được đánh dấu và biết rằng nó cần đường hầm để đến bộ điều khiển ngoài khi mà bộ điều khiển anchor thấy luồng dữ liệu trả về

Đường hầm đối xứng

Nếu đường hầm bất đối xứng như vậy thì đường hầm đối xứng sẽ ngược lại. Khi mà bộ điều khiển anchor nhận gói tin từ bộ điều khiển ngoài theo đường hầm.

Ngay sau đó Server 1 hồi đáp sẽ hồi đáp khi bộ điều khiển anchor chuyển gói tin đến và gửi dữ liệu lại bộ điều khiển anchor. Lúc này bộ điều khiển anchor chuyển theo đường hầm đến bộ điều khiển ngoài và phân phối gói tin trở lại client. Điều khiển anchor không thay đổi mặc dù cơ sở dữ liệu được chuyển đến bộ điều khiển ngoài mới.

Với việc phân tích roaming là gì và công nghệ roaming là gì? Đã cho các bạn nắm rõ được các thông tin cần thiết về chúng. Đặc biệt hơn các bạn sẽ hiểu rõ được quá trình Roaming xảy ra như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

Bạn có hài lòng với nội dung này không?
Cảm ơn Bạn đã đánh giá!
Chia sẻ bài viết
25349 lượt xem