Các loại Switch mạng Ethernet có thể bạn chưa biết và cấu tạo của Switch ra sao?

Các loại Switch mạng Ethernet có thể bạn chưa biết và cấu tạo của Switch ra sao?

Một mạng cục bộ hay mạng LAN không thể thiếu được bộ chia mạng, chuyên môn gọi là  thiết bị chuyển mạch. Thiết bị phổ biến nhất là Switch, vậy bộ chia mạng là gì? Hay Switch là gì? Đây là điều bạn cần tìm hiểu nếu như muốn tự mình lắp đặt hay nâng cấp cho hệ thống mạng của mình. Thực tế chúng không phức tạp như vẻ bề ngoài, có một số chức năng chính mà bạn có thể hiểu được ngay trong bài viết này.

Các loại Switch mạng Ethernet

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu Switch là gì? Đây là thiết bị rất quan trọng, nó kết nối tất cả các thiết bị trong mạng cục bộ và chính Switch giữ vai trò trung tâm. Nó điều phối và tạo đường liên kết ảo thông minh giữa hai thiết bị trong mạng cần giao tiếp với nhau mà không làm xung đột tới những liên lạc khác.

Switch không được quản lý

Switch loại này được thiết kế để sử dụng được ngay, bạn không cần phải cài đặt và không thể cấu hình. Chính điều này cũng hạn chế tính năng và dung lượng mạng cũng ít hơn so với Switch được quản lý. Loại Switch này chủ yếu dùng trong các kết nối cơ bản như mạng gia đình, trong văn phòng hay nơi nào cần thêm một vài cổng mạng. Bạn chỉ cần cắm dây cáp nguồn, cáp đích và cắm nguồn điện.

Switch được quản lý

Switch được quản lý có thể cấu hình được, cung cấp bảo mật tốt hơn, thông minh hơn và linh hoạt hơn. Bạn có thể tùy chỉnh cũng như cấu hình Switch loại này, điều này đưa tới sự kiểm soát mạng cũng như bảo vệ mạng tốt hơn, đồng thời đem đến trải nghiệm người dùng tốt hơn cho những người truy cập mạng. Swith được quản lý chủ yếu được dùng trong doanh nghiệp, thường là dòng cao cấp và được quản lý bởi quản trị viên chuyên nghiệp.

Cách phân loại khác

Tùy vào trường hợp cụ thể mà người quản trị mạng sẽ quyết định sử dụng bộ chuyển mạch nào. Đối với người dùng bình thường thì có lẽ bạn không cần quan tâm đến bộ chia mạng là gì hay phân loại Switch như thế nào!

Workgroup Switch:

Kết nối trực tiếp các máy tính lại với nhau thành mạng hàng ngang. Như vậy tương ứng mỗi cổng Switch là một địa chỉ máy tính. Giá thành thấp hơn các loại khác, bộ nhớ cũng như tốc độ xử lý hạn chế.

Segment Switch:

Kết nối các Hub (tương tự như Switch) hay Workgroup switch lại với nhau tạo thành một liên mạng, tương ứng với mỗi cổng sẽ có nhiều địa chỉ máy. Chính vì thế mà Switch loại này cần có bộ nhớ đủ lớn, tốc độ xử lý phải cao bởi phải xử lý lượng thông tin rất lớn.

Backbone Switch:

Kết nối các Segment Switch lại với nhau, tương ứng sẽ có rất nhiều địa chỉ máy tính kết nối tới một cổng Backbone Switch. Vì thế bộ nhớ và tốc độ xử lý của Switch là cực kì lớn mới có thể chứa đủ địa chỉ cho tất cả máy tính trong liên mạng và hoán chuyển kịp thời dữ liệu giữa các nhánh mạng.

Các cổng của Switch UTP có một số ưu điểm

Có lẽ không cần phải giải thích Switch là gì nữa, Switch UTP đơn giản là chuẩn cổng cắm cáp mạng kết nối với thiết bị. Nó có một số ưu điểm nổi bật:

  • Switch có khả năng kết nối với hàng chục thiết bị.

  • Bộ chuyển mạch Switch đảm bảo kết nối giữa hai thiết bị không bị gián đoạn và xung đột đến kết nối khác trong cùng một mạng.

  • Thiết bị chuyển mạch kiểm soát và cấp quyền truy cập vào các phần khác nhau của mạng giúp bảo mật tốt.

  • Switch cho phép quản trị mạng theo dõi việc sử dụng của các thiết bị.

  • Thiết bị chuyển mạch Switch cung cấp đường truyền nội bộ thậm chí còn nhanh hơn cả Internet.

  • Switch cao cấp cho phép tùy biến theo nhu cầu nhờ có các mô-dun.

  • Các Switch được quản lý theo cách thức cũ được điều khiển từ các giao diện kiểu dòng lệnh Unix. Trong khi các Switch thông minh trên các mạng doanh nghiệp được hỗ trợ giao diện điều khiển trên web, tương tự như một Router Wifi.

Nguyên lý hoạt động của switch như thế nào so với một hub?

Sự khác biệt của hai bộ chia mạng là gì? Nó nằm ở phương thức truyền tin. Khi có yêu cầu liên lạc giữa hai máy tính, Hub sẽ thiết lập đường truyền chung với các kết nối khác và chia sẻ băng thông, càng nhiều kết nối thì càng tốn tài nguyên mạng và rất dễ dẫn tới nghẽn. Switch thông minh hơn khi tránh được những hạn chế này, nó thiết lập đường truyền riêng rẽ và trọn băng thông.

Các loại switch mạng hoạt động như thế nào so với một bộ định tuyến?

Bộ định tuyến hoạt động rộng hơn so với một Switch khi cho phép các mạng khác nhau giao tiếp. Switch cho phép các thiết bị trong cùng một mạng giao tiếp với nhau.

Chức năng của switch là gì?

Switch thường có hai chức năng chính là chuyển các khung dữ liệu đầu cuối và xây dựng các bảng địa chỉ Switch giúp các gói tin đến đúng địa chỉ.

Cấu tạo của switch ra sao?

Nhắc nhiều đến Switch như vậy nhưng cấu tạo của Switch là gì, hình thù nó như thế nào có lẽ là điều mà nhiều người tò mò:

  • Switch cấu tạo bởi phần cứng bởi vỏ, nguồn điện nuôi, bên trong gồm có CPU, bộ nhớ, bo mạch chủ, các Bus hệ thống và các cổng kết nối ngoại vi.

  • Phần mềm gồm các thuật toán đã được cài đặt sẵn và hệ điều hành QoS.

Với những thông tin được cung cấp trong bài viết này hi vọng bạn đã biết được bộ chia mạng là gì? Và Switch là gì? Thực tế không khó để bạn bắt gặp bộ chia mạng, hay bộ định tuyến nếu như làm trong môi trường văn phòng hay các ngành liên quan đến CNTT. Chỉ là bạn có để ý hay quan tâm đến nó mà thôi.

Bạn có hài lòng với nội dung này không?
Cảm ơn Bạn đã đánh giá!
Chia sẻ bài viết
11667 lượt xem