API là gì? Những điều bạn cần biết về API

API là gì? Những điều bạn cần biết về API

Nếu bạn quan tâm đến thế giới công nghệ, điện tử, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến thuật ngữ API. Các thiết bị điện tử, các ứng dụng phần mềm sẽ không thể hoạt động được nếu thiếu đi thành phần này. Vậy API là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy đón đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin nhé!

API là gì?

API là tên viết tắt của cụm từ Application Programming Interface, tạm dịch là giao diện lập trình ứng dụng. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu vào năm 1968 và rất nhanh sau đó trở thành một phần không thể thiếu trong lĩnh vực công nghệ.

Chức năng chính của giao diện này chính là cho phép 2 ứng dụng/phần mềm giao tiếp với nhau. Nói cách khác, API đóng vai trò là trung gian để kết nối các ứng dụng, giúp các ứng dụng hoạt động trơn tru, thuận tiện hơn.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ ràng về khái niệm API là gì, cùng dành thêm một ít phút nữa nhé. Khái niệm này sẽ được chúng tôi giải thích kỹ hơn trong các phần tiếp theo.

Tại sao API lại quan trọng?

Trước hết, chúng ta cần hiểu được nguồn gốc sự ra đời của API. Thế giới điện toán là một tổng hợp của rất nhiều phần mềm khác nhau, các phần mềm này lại phải liên kết với nhau để có thể hoạt động.

Dù bạn đang sử dụng bất kể phần mềm nào, thì bạn cũng nên biết rằng, phần mềm ấy được hoàn thiện là nhờ rất nhiều phần mềm khác. Chẳng hạn, khi bạn chơi game trên điện thoại, bạn cần 1 phần mềm, và 1 hệ điều hành.

Việc kết hợp giữa các phần mềm với nhau là điều tất yếu. Mỗi công ty chỉ chuyên sản xuất một phần nhỏ trong hệ thống thiết bị điện tử. Nếu không có một kênh trung gian để kết nối giữa các phần này lại với nhau, thiết bị của bạn không thể hoàn thiện.

Lúc này, chúng ta sẽ cần đến API. API có nhiệm vụ kết nối các phần mềm với nhau và đem đến trải nghiệm toàn diện cho bạn. Trong ví dụ trên, nhờ API mà ứng dụng game có thể giao tiếp với hệ điều hành, từ đó bạn có thể chơi game.

Một số ví dụ cụ thể về API

Để giúp bạn hiểu rõ hơn API là gì, hãy cùng đến với một ví dụ sau: Bạn sở hữu một tài khoản facebook cá nhân và muốn thực hiện đăng nhập bằng tài khoản này vào các trang web khác không do facebook kiểm soát, ví dụ như Instagram, Quora,…

Vậy làm thế nào để các trang web này biết được thông tin tài khoản facebook của bạn? Các trang web này cần phải tạo ra 1 API đăng nhập tài khoản facebook. 

Khi bạn tiến hành đăng nhập vào các web bằng tài khoản facebook, các web này sẽ tìm đến API facebook. Sau đó, chính facebook sẽ thực hiện xác thực danh tính của bạn, chứ không phải các trang web bạn muốn truy cập.

Một ví dụ điển hình khác là về đặt vé máy bay. Thật dễ dàng khi bạn có thể đặt vé trực tiếp trên các trang web của hãng, vì dữ liệu được truy xuất trực tiếp từ đây. Thế nhưng, nếu bạn đặt vé qua bên thứ ba như Traveloka thì sao?

Lúc này, các dịch vụ du lịch như Traveloka sẽ tương tác với API của hãng hàng không, rồi lấy dữ liệu về tất cả các chuyến bay, số ghế, giá vé,… Thông tin sẽ được chuyển đến khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

Về cơ bản, bạn có thể hiểu API là một trung gian phần mềm cho phép nhiều phần mềm khác trao đổi thông tin với nhau. Hy vọng 2 ví dụ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về API là gì.

Đánh giá ưu, nhược điểm của API

API đã trở thành một công cụ đắc lực để tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng trên các phần mềm. Giao diện này sở hữu rất nhiều ưu điểm như:

  • Kết nối mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có kết nối internet

  • Giao tiếp API được thực hiện 2 chiều nên các thông tin nhận được có độ tin cậy cao

  • Đem đến những giải pháp phát triển phần mềm mới cho các nhà lập trình

  • Sở hữu cấu hình đơn giản

  • Mã nguồn mở

  • Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như: model binder, IoC container, dependency injection, action result, filter, unit test, routing, controller,…

  • Thân thiện với người sử dụng

Tuy nhiên, giao diện này cũng có một số nhược điểm nhất định như chi phí phát triển, vận hành cao và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu.

Mức độ bảo mật của API

Khi tìm hiểu API là gì, chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc liệu giao diện này có thực sự an toàn không? Về vấn đề này bạn có thể hoàn toàn yên tâm nhé.

Dữ liệu trong thiết bị của bạn không bao giờ được chuyển hoàn toàn đến máy chủ. Máy chủ cũng chỉ cung cấp lại đúng những thông tin mà bạn yêu cầu. Vì vậy, khó có thể xảy ra những lỗ hổng bảo mật trong hệ thống này.

Trên đây là tất cả thông tin để giải đáp cho câu hỏi API là gì. Mong rằng các thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về khái niệm này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận để được tư vấn thêm nhé!

Bạn có hài lòng với nội dung này không?
Cảm ơn Bạn đã đánh giá!
Chia sẻ bài viết
4445 lượt xem