Tìm hiểu xem DaaS là gì và vai trò của công cụ này

Tìm hiểu xem DaaS là gì và vai trò của công cụ này

Những công cụ tin học, công nghệ đang được phát triển mạnh mẽ. Điều này được tạo ra để nhằm mục đích thỏa mãn và đáp ứng những nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin ngày càng cao của các cá nhân và doanh nghiệp. Một trong số những công cụ chúng ta không thể không nhắc tới chính là DaaS. Vậy bạn có biết DaaS là gì? 

Giải đáp DaaS là gì? 

DaaS là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi lần đầu nghe đến công cụ này. Thực tế, DaaS chính là cụm viết tắt của Desktop-as-a-Service. Đôi khi DaaS còn được sử dụng dưới cái tên là Virtual Desktop Infrastructure hay VDI. Đây chính là một công cụ được ra đời để bổ sung vào các danh mục công nghệ đám mây. Qua đó làm nên sự hoàn hảo hơn của công nghệ điện toán đám mây và mở rộng những dịch vụ hữu ích được cung cấp. 

Công nghệ điện toán đám mây có thể được hiểu đơn giản như sau. Khi bạn có quá nhiều tài liệu, dữ liệu cần lưu trữ bạn sẽ phải trang bị thêm nhiều bộ nhớ hơn cũng như cài đặt các bộ xử lý nhanh hơn. Tuy nhiên, hiện nay, bạn có thể thay thế bộ nhớ và các bộ xử lý ấy bằng sức mạnh và các bộ nhớ máy chủ từ xa (đám mây).

Theo đó, DaaS chính là dịch vụ giúp bạn lưu trữ thông tin Desktop của mình trên một dữ liệu máy tính từ xa. Bạn sẽ phải trả tiền để thuê và sử dụng  dịch vụ này của nó hàng tháng. Lúc này bạn có thể truy cập và thao tác với các dữ liệu của máy tính (cụ thể là Desktop) của bạn bất cứ thời điểm nào ngay cả khi bạn không mang laptop bên cạnh.

Vai trò của công cụ DaaS

Như thông tin trên có lẽ bạn đọc đã hiểu kha khá về vai trò của DaaS. Tuy nhiên chúng tôi sẽ nói cụ thể hơn để bạn dễ hình dung về tính  hiệu quả và vai trò quan trọng của công cụ này.

Vai trò của DaaS được sử dụng và ứng dụng cũng như có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp nhiều hơn là với người dùng cá nhân. Nó được biết đến như là một giải pháp an toàn, tiết kiệm, dễ sử dụng, dễ dàng mang theo đi bất kỳ đâu. 

Thường thì các doanh nghiệp thường phải quản lý các máy tính để bàn của nhân viên. Mục đích để kiểm soát sự nghiêm túc trong công việc, hiệu suất làm việc của lao động. 

Tuy nhiên việc kiểm soát máy tính truyền thống này phải đầu tư rất lớn cho phần cứng của máy tính. Nhất là khi công ty càng lớn, có số lượng nhân viên nhiều, thì chi phí đầu tư liên kết các máy tính để quan sát là một khoản phí khổng lồ. Đó là chưa kể việc này còn tiêu tốn rất nhiều thời gian của người điều hành. 

Khi DaaS xuất hiện, nó đã hoàn toàn khắc phục được những rào cản nói trên. Sự khắc phục được tạo ra từ DaaS là gì?  Nó có thể tạo ra tính linh hoạt cho việc giám sát và loại bỏ được nhiều thời gian chết. Người dùng không cần ngồi 1 chỗ cùng máy tính để bàn mà vẫn có thể truy cập thông tin, nắm bắt vấn đề toàn diện. Vì vậy mà hiện nay lượng khách hàng doanh nghiệp sử dụng công cụ này khá phổ biến. 

Người dùng cá nhân có thực sự cần thiết phải sử dụng DaaS hay không?

Chúng ta vừa đề cập, DaaS thường được sử dụng cho hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên với sự tiện lợi và hữu ích của công cụ này, khá nhiều người dùng cá nhân muốn trải nghiệm nó. Vậy câu hỏi đặt ra là việc trải nghiệm sử dụng DaaS có thực sự cần thiết với người dùng cá nhân không? 

Trên thực tế DaaS tạo ra hiệu quả  sử dụng, kiểm soát dữ liệu rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để có thể vận hành được công cụ này, người dùng phải đầu tư một khoản phí trả hàng tháng không hề nhỏ. Hơn nữa, DaaS là một tài nguyên lớn và nó sẽ phát huy toàn bộ tính hữu ích của mình khi người dùng thường xuyên truy cập các phần mềm và công cụ phức tạp khác. Và tất nhiên người dùng cá nhân thường sẽ không có nhu cầu sử dụng này. 

Chính vì thế ngay tại thời điểm này, việc sử dụng DaaS cho cá nhân thực sự chưa cần thiết. 

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đọc đã hiểu rõ DaaS là gì. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ hiểu hơn về vai trò và tính hữu dụng của công cụ này. Bạn đọc nếu có bất kỳ ý kiến đóng góp gì cho bài viết hoàn chỉnh hơn vui lòng comment xuống dưới cho chúng tôi được biết. Bên cạnh đó nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì đừng quên chia sẻ bài viết này cho mọi người cùng biết nhé.

Bạn có hài lòng với nội dung này không?
Cảm ơn Bạn đã đánh giá!
Chia sẻ bài viết
1917 lượt xem